Xây dựng thói quen tốt dù bất kể bạn đang ở phong độ bán hàng như thế nào?
Dù bạn đang bán hàng ở vị trí số 1 hay số 10, hãy xây dựng đẳng cấp của một người làm môi giới với các tiêu chí: Tâm – Cần – Chuyên – Chiến – Tin. Hãy rèn luyện và rèn luyện từ hành động đến tư duy, thắng không kêu bại không nản. Một lòng đặt trọn bản thân vào sự nghiệp môi giới. Bạn sẽ tạo nên sự khác biệt!!!
1. Tâm
Đây là chữ mà bị thiên hạ chửi nhiều nhất. Thà đừng nói chữ tâm, nói ra càng bị soi, càng thấy sống và làm tâm không có, dễ bị chửi, dễ bị kỳ vọng là hiền lành lắm mà, không ngờ? v.v. Nhưng tôi vẫn phải nói, ai chửi cứ chửi. Tâm mỗi người mỗi khác. Tại giai đoạn buôn bán, hãy thử sắp đặt tất cả các tình huống lớn nhỏ lại với nhau, đủ xem bạn có là người dã tâm, độc ác? Số tiền bạn thực chất nhận là bao nhiêu? Bạn có máu “giết” không? Bạn có tham ăn một mình không? Hay bạn vẫn còn cái tâm trong đây? Làm kinh doanh không phải làm từ thiện. Đương nhiên ở chừng mực nào đó, những hành động của bạn vẫn chấp nhận được nếu như bạn đã làm hết sức lực, lương tâm bạn cho phép. Bạn không thể làm để tạo nên một màu trắng tinh khôi không tì vết, làm kinh doanh như vậy sẽ đổ nợ sớm, chiều. Cân bằng tâm tính, tâm trong cách làm ăn, trong cách sống với khách hàng là một điều người môi giới cần phải chú ý, quan sát, học, vận dụng, trôi dồi thường xuyên. Một lời nói đúng hoàn cảnh, có thể đẩy bạn lên tận đỉnh của anh hùng, giỏi giang gì đấy nhưng cũng một lời nói có thể đẩy bạn xuống vực sâu của tai tiếng, tội đồ. Còn làm nghề còn phải tự đặt câu hỏi: Thực sự bạn đủ hiền hay đủ ác?
2. Cần
Tôi muốn nhắc đến cần mẫn, cần cù, chuyên cần. Chữ cần này rất quan trọng. Bạn xây dựng bản lĩnh đích thực của một người làm nghề môi giới cần phải có đẳng cấp, không phải phụ thuộc vào phong độ bán hàng. Cần cù lao động miệt mài không còn nằm trong giới hạn phải bán được hàng, phải vượt qua được chữ BÁN để chinh phục kiến thức bán hàng trọn vẹn, trình độ xử lý tình huống chắc cú hơn, trơn tru hơn. Giúp khách hàng được nhiều hơn. Một khi bạn thiếu sự cần cù cũng chính là lúc bạn nhận ra máu yêu nghề trong bạn đã cạn kiệt. Hãy nhanh rót thêm vào, cần cù ngày đêm, chăm chỉ làm việc. Tương lai của bạn sẽ hình thành, rõ hình rõ dáng hay không là từ hôm nay, từ những hành động của chính bạn mỗi ngày. Bạn có đủ cần cù hay chưa?
3. Chuyên
Bao gồm rất nhiều như: Chuyên nghiệp, chuyên một phân khúc, chuyên một khu vực. Bạn đang ở mức độ nào của sự chuyên nghiệp? Kiến thức của bạn đã đủ trình để trả lời những câu hỏi hóc búa hơn? Trình của bạn đã đủ giải quyết những tình huống nan giải hơn? Cách làm việc của bạn đủ để khách hàng đánh giá cao về mức độ hài lòng? Bạn đã đủ chuyên nghiệp chưa? Những câu hỏi này cứ quẩn quanh, tự trả lời tự học hỏi trao dồi. Hãy luôn hỏi bản thân để nhận thấy bạn còn rất nhiều thiếu xót và hạn chế. Từ đó có động lực để cố gắng, vươn lên để hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nghề.
4. Chiến
Máu chiến đấu phải luôn tuôn chảy, chảy rần rần, nóng hỏi bên trong người làm môi giới. Khi máu này đã sôi sùng sục thì chính bạn cũng làm thay đổi sự băng giá của môi trường làm việc, của thị trường. Bạn khác những người khác, cách chiến đấu của bạn phi thường hơn. Vì máu chiến luôn hiện hữu bên trong nên lúc nào bạn cũng biết bạn đang làm gì? Bạn không nhìn thấy bế tắt mà lúc nào cũng thấy giải pháp, bạn chiến đấu như một chiến binh quả cảm. Đó, người làm môi giới giỏi phải như thế.
5. Tin
Tin tưởng, tự tin, niềm tin những chữ này phải xây dựng và làm sao để bạn không cần nói bạn tự tin, mà khách hàng nhìn vào ánh mắt, thần thái của bạn sẽ biết bạn làm môi giới có tự tin không? Từ việc họ thấy ở bạn hành động quyết đoán, tự tin họ mới trao cho bạn sự tin tưởng tuyệt đối. Nhưng làm sao để có tự tin? Phải bắt đầu bằng việc bạn có niềm tin vào sự nghiệp môi giới không? Bạn có nghĩ làm rằng môi giới là một nghề đáng làm, đáng theo đuổi, đáng hy sinh? Niềm tin vào con đường bạn đang đi càng lớn, tự tin ngày càng nhiều dẫn đến thu hút sự tin tưởng của khách hàng vào bạn ngày càng cao. Cơ hội từ đó mà ra.
Sáng nay có anh khách hàng rất lâu ảnh nhắn tin hỏi một câu, em vẫn làm môi giới hả? Dạ, em vẫn làm môi giới. Trong một giây tôi đã nghĩ ra rất nhiều ví dụ như: Nếu một người làm nghề bác sĩ? Bao nhiêu năm họ vẫn làm bác sĩ. Một người làm nghề giáo viên, bao nhiêu năm họ vẫn làm giáo viên. Tỉ lệ bỏ nghề của những nghề được xã hội thừa nhận và trọng dụng luôn cao ngất ngưỡng. Nhưng ở tại vị một công việc, làm một nghề môi giới, đi xuyên suốt qua từng năm, chỉ đóng vai trò môi giới. Có lẽ không nhiều người đâu.
Tôi là như thế đó, tôi là Linh Kona rất vui được biết bạn. Mỗi ngày mới là một ngày để học hỏi và trao dồi.